Tron giai đoạn đầu đời của mọi đứa trẻ, mỗi một tuổi đều đem đến những cuộc khủng hoảng với các bậc phụ huynh. Nếu như ở 1,2 năm đầu, bố mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi vì ăn uống, giấc ngủ của trẻ thì khi bước sang 3 tuổi, bé đã bắt đầu có nhận thức và có chính kiến riêng của mình. Tính cách và tâm lý bé ở giai đoạn này rất phức tạp, vì vậy nên bố mẹ phải cực kì để ý và đồng hành để cùng bé vượt qua. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và có cho mình những bí kíp để bước qua khủng hoảng tuổi lên 3 cùng bé.
Thế nào là khủng hoảng tuổi lên 3?
Khi nghe đến cụm từ “khủng hoảng” ắt hẳn cha mẹ sẽ cảm thấy nó rất nghiêm trọng. Nhưng thực chất đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển tinh thần bình thường của trẻ. Ở trẻ em sẽ trãi qua những cuộc “khủng hoảng” vào thời điểm sơ sinh, lúc 1 tuổi, lúc 3 tuổi, lúc 13 tuổi và lúc 17 tuổi. Những cuộc “khủng hoảng” này thực chất chỉ là những dấu mốc phát triển trong sự thay đổi về cách trẻ nhìn nhận về bản thân mình và môi trường xung quanh.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn tâm lý của trẻ xảy ra sự khủng hoảng về nhận thức. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu nhận biết được mình là một cá thể độc lập. Trẻ muốn tự chủ và muốn thể hiện cảm xúc của bản thân và muốn nhận được sự tôn trọng, được phép làm nhiều thứ bé muốn. Khả năng suy nghĩ của trẻ phát triển. Trẻ muốn nói cho cha mẹ hiểu nhưng do khả năng diễn đạt chưa tốt nên đôi khi gây mâu thuẫn. Trẻ nhận ra bản thân mình là một cá thể riêng biệt, khác với người khác. Trẻ tự chủ hơn, đòi tự làm và không cho cha mẹ giúp.
Tuy nhiên, không phải điều gì bé cũng có thể thực hiện. Điều này gây nên tâm lý phản ứng lại với những điều mà bé bị kiểm soát, ngăn cản. Càng ngăn cấm bé càng muốn làm.
Thời điểm bắt đầu và chu kì kéo dài
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là quá trình diễn ra sau khi bé trải qua cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 trước đó. Giai đoạn này thường sẽ bắt đầu khi bé được khoảng 3 tuổi rưỡi.
Đây là giai đoạn bé trải qua rất nhiều sự thay đổi về tâm lý và sẽ khiến cho bố mẹ khủng hoảng theo không kém so với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ nhỏ là điều bình thường trong quá trình phát triển. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ khi bé được khoảng 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng bé, giai đoạn này có thể kéo dài hoặc ngắn khác nhau.
Biểu hiện của trẻ khi bước vào giai đoạn
Khi bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, các bé thường có những biểu hiện rõ rệt mà bố mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết như:
- Bé bắt đầu muốn tự mình làm mọi việc
- Thường xuyên phản ứng với mọi thứ bằng thái độ tiêu cực
- Tính cách trở nên ngang ngạnh, khó bảo
- Bé thường xuyên không nghe lời, không lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của người lớn
- Những thứ bé thích thú trước kia thì nay không còn hứng thú
- Thường xuyên làm trái lời bố mẹ, người lớn
- Thường đòi hỏi bằng được một thứ gì đó….

Cha mẹ nên làm gì?
Để giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, các ông bố bà mẹ cần quan sát, theo dõi con thường xuyên để nắm được tâm trạng cũng như tính cách của bé trong giai đoạn này và đưa ra hướng tiếp cận, cùng bé vượt qua giai đoạn này.
Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý mà chúng tôi đưa ra dưới đây để cùng con trải qua giai đoạn khủng hoảng này nhé:
Hạn chế la mắng trẻ
La mắng, lớn tiếng với bé là cách giải quyết của hầu hết các ông bố bà mẹ khi đứa trẻ trở nên không nghe lời, quấy nhiễu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bố mẹ cần kiềm chế, kiểm soát sự giận dữ của mình.
Không nên la mắng lớn tiếng với bé trong thời điểm này. Bởi như vậy sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong quá trình nhận thức của bé.
Dành thời gian trò chuyện và lắng nghe xem trẻ muốn gì
Khi bé đang ở trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, ngoài việc không nên nặng lời, lớn tiếng với trẻ. Các ông bố bà mẹ cũng cần phải học cách lắng nghe những ý kiến của trẻ. Bởi giai đoạn này bé muốn thể hiện cảm xúc bản thân và ý kiến của mình.
Việc lắng nghe, trò chuyện giúp bé có cảm giác được thấu hiểu, từ đó những cơn giận dữ, quấy nhiễu của bé cũng sẽ được hạn chế bớt.
Kiên nhẫn cho những câu hỏi của trẻ
Ở thời điểm khủng hoảng tuổi lên 3, hầu hết các bé đầu có rất nhiều thắc mắc, tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh.

Vậy nên, 1000 lẻ 1 câu hỏi sẽ được bé đặt ra suốt cả ngày. Bố mẹ cần kiên nhẫn giải thích, đưa ra đáp án để giải đáp cho trẻ. Điều này sẽ giúp bé mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến của bản thân sau này.
Đặt bé vào những tình huống phải lựa chọn
Trong giai đoạn này, nếu bé đòi hỏi bất cứ điều gì, bố mẹ nên đưa ra cho bé một vài sự lựa chọn. Điều này sẽ giúp bé có thói quen cân nhắc mọi thứ trước khi lựa chọn mổ điều gì đó. Không phải bé muốn điều gì đều sẽ có được điều đó.
Thể hiện tình yêu thương với trẻ
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương với trẻ thật nhiều. Sự âu yếm nhẹ nhàng, tình cảm sẽ giúp bé thân thiết và gắn bó hơn với bố mẹ, dù đôi lúc bé không ngoan…
Khủng hoảng lên 3 rõ ràng không đơn thuần chỉ là cuộc “khủng hoảng” của riêng đứa trẻ. Mà rõ ràng nó cũng là cuộc khủng hoảng của cả cha mẹ. Cha mẹ hoang mang với những hành vi và cảm xúc của con mình. Rồi từ đó lại lỡ làm tổn thương đứa trẻ.
Người lớn cũng cần hiểu rằng xung đột với trẻ trong nhiều lần trong cuộc khủng hoảng năm thứ ba là không thể tránh khỏi. Nhưng trẻ không được làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Nếu trẻ phải liên tục che giấu những nhu cầu của bản thân. Trẻ luôn phải lo lắng cố gắng đoán ý kiến của người khác và hành động theo ý người khác muốn. Điều này chắc chắn dẫn đến sự phát triển tâm lí không tốt cho trẻ. Hãy cùng con vượt qua giai đoạn này để bé phát triển khỏe mạnh nhé.