Đối với những người yêu thích dương cầm thì đã chẳng còn gì xa lạ với nhà soạn nhạc thiên tài người Đức-Beethoven nữa. Hoặc là cho dù bạn không biết thì cũng hẳn là ít nhất từng nghe qua Bản sonata ánh trăng rồi. Những gì mà Beethoven để lại cho giới âm nhạc thế hệ sau là cả một di sản đồ sộ. Một trong những điều khiến người ta tiếc nuối nhất đối với nhà soạn nhạc này chính là Bản giao hưởng số 10 chưa hoàn thành. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, bản giao hưởng số 10 của Beethoven đã được hoàn thiện.
Bản giao hưởng số 10 đã được hoàn thành
Nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven qua đời năm 1827. Đây là năm mà ông vừa bắt tay viết Bản giao hưởng số 10. Bản nhạc này mới chỉ có một số nốt nhạc phác ra trên giấy. Và vài ý tưởng ông ghi bên cạnh. Từ lâu, những người yêu mến Beethoven và nhiều nhà âm nhạc học vẫn luôn tiếc nuối về tác phẩm âm nhạc bị nửa đường đứt gánh đó.
Để đánh dấu kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Beethoven, tác phẩm Bản giao hưởng số 10 được hoàn tất với sự trợ giúp của AI. Tác phẩm đã được biểu diễn lần đầu tiên trong chương trình Beethovenfest vào ngày 9/10/2021. Công ty viễn thông Telekom của Đức, có trụ sở chính tại Bonn, thành phố nơi Beethoven sinh ra. Đã tập hợp một nhóm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ viết nốt Bản giao hưởng số 10.
Một nhóm các sử gia âm nhạc, các nhà âm nhạc học, các nhà soạn nhạc và chuyên gia khoa học máy tính đã phát triển một phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI). Phần mềm này để viết nốt bản giao hưởng dang dở. Công ty khởi nghiệp Playform AI đã làm một phần mềm AI. Sử dụng thuật toán máy học để nó “học” toàn bộ trước tác phẩm nghệ thuật và cả quá trình sáng tạo của Beethoven.
Sau hai năm nỗ lực, phần mềm này đã hoàn thiện Bản giao hưởng số 10. AI đã học theo cách mà hệ thống này giả định nếu còn sống Beethoven sẽ viết như thế.
Người và máy bổ sung cho nhau
Đối với các nhà nghiên cứu, những sự hợp tác như vậy vô cùng thú vị. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách máy móc có thể hỗ trợ. Hoặc thậm chí bắt chước con người trong sáng tạo âm nhạc. Ahmed Elgammal, Giám đốc Nghệ thuật & Trí tuệ nhân tạo tại Phòng thí nghiệm Đại học Rutgers ở New York và là nhà phát triển của “Beethoven AI”, cho biết. “Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về trình độ nghệ thuật trong việc sáng tạo ra âm nhạc. Và chúng tôi đã cố gắng kiểm tra các giới hạn. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng một số mô-đun của cái gọi là xử lý ngôn ngữ tự nhiên”.
Nhưng những công trình nghiên cứu như vậy mang lại lợi ích gì cho các nhạc sĩ? Ông Robert Levin nói: “Bạn có thể nói máy tính làm việc đó theo các thuật toán. Đúng vậy, nhưng con người cũng làm điều đó dựa trên kinh nghiệm hoặc quá trình đào tạo. Chúng không nhất thiết phải tách rời”.
Cuối cùng, khán giả có thể nhận thấy sự thay đổi giữa sáng tác của Beethoven với phiên bản đã được AI bổ sung diễn ra ở mức độ nào. Bởi vì họ được trải nghiệm tác phẩm qua màn biểu diễn của dàn nhạc Beethoven Orchestra Bonn.