Nguyên nhân là do sự thoái hóa các cơ, cơ mông, cơ bụng và giảm nhu động ruột. Các yếu tố khác như phản ứng chậm với tuổi già, thói quen đi tiêu không đầy đủ, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thuốc men và lực đẩy không đủ dẫn đến tích tụ chất thải, cũng có thể dẫn đến táo bón. … Táo bón tác hại rất lớn đối với bệnh nhân tăng huyết áp và đau tim, hen suyễn…
Các phương pháp dân gian trị táo bón rất hiệu quả và hiện nay cũng rất phổ biến như uống nước lô hội, ăn rau diếp cá…. Sau khi các loại thảo mộc này đi vào cơ thể, chúng có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đại tiện. Người bệnh cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những bài thuốc giúp trị táo bón
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thông dụng trị táo bón dùng cho người cao tuổi để bạn đọc tham khảo:
Bài 1
Rau má 16g, cỏ mực 20g, chỉ xác 12g, đại hoàng 5g, trần bì 12g, sinh địa 12g, sa sâm 16g, hoàng kỳ 10g, kim ngân hoa 14g, cam thảo 12g, phòng sâm 16g, bạch thược 12g, bạch linh 10g. Sắc với 700ml nước còn 350ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày. Thích hợp cho người già thể trạng hư nhược, người mệt mỏi.
Bài 2
Hồng hoa 10g, rau má 20g, cỏ mực 20g, cát căn 16g, đại táo 12g, trần bì 12g, chỉ xác 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, đào nhân 10g. Sắc uống ngày 01 thang. Bài thuốc thích hợp cho người cao tuổi miệng khô, ăn uống kém, khó ngủ.

Bài 3
Thảo quyết minh 500g, cho vào nồi (nồi đất càng tốt) sao đến khi hết nổ, bỏ vào lọ kín để dùng dần. Mỗi lần từ 6 – 8g hãm hoặc đun uống thay trà hàng ngày rất thích hợp với người táo bón do tăng huyết áp.
Bài 4
Củ hà thủ ô tươi 10-30g hãm hoặc đun uống thay trà hàng ngày. Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn.
Bài 5
Nhân hạt thông, bá tử nhân, hỏa ma nhân, lượng bằng nhau. Nghiền bột làm viên. Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn. Bài thuốc bổ can thận nhuận phế, nhuận tràng, thích hợp người cao tuổi.
Bài 6
Hạt hẹ (cửu tử) sao qua, tán bột, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần, giúp nhuận tràng thông tiện, trị bệnh táo bón ở người cao tuổi do chức năng co bóp của đường ruột suy giảm.
Bài 7: Bài thuốc dân gian chữa táo bón từ rau diếp cá

Rau diếp cá được trồng rất nhiều ở nước ta, chúng thường được thu hái làm thực phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, diếp cá là thảo dược có tính mát với công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, kháng khuẩn,…
Người ta thường sử dụng thảo dược này để điều trị bệnh táo bón và bệnh trĩ. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong rau diếp cá rất dồi dào; khi sử dụng sẽ có tác dụng nhuận tràng và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa.
– Cách thực hiện:
- Cách 1: Rau diếp cá sau khi mua về đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo. Cho rau diếp cá vào bát trộn cùng với dầu mè rồi sử dụng để ăn ngay sau đó. Thực hiện liên tục vài ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
- Cách 2: Diếp cá sau khi rửa sạch đem phơi khô rồi bảo quản dùng dần. Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 10 gram lá diếp cá khô hãm với nước sôi rồi uống như trà.
Bài 8: Uống nước lô hội giúp dễ đi tiêu hơn
Lô hội hay còn được gọi là nha đam, đây là loại thảo dược được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như làm đẹp, làm thực phẩm, làm thuốc trị bệnh.
Trong Tài liệu y học cổ truyền cũng có ghi chép; lô hội thuộc nhóm dược liệu tính hàn với công dụng thông đại tiện và thanh nhiệt giải độc. Rất thích hợp sử dụng để trị táo bón cấp tính. Cách dùng lô hội trị táo bón cũng khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Cách 1: Lô hội gọt lấy phần gel trong suốt bên trong. Cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp hầm trên lửa nhỏ. Đun trong khoảng 45 phút thì tắt bếp rồi lọc bỏ tạp chất. Để cho nước nguội rồi dùng để uống.
- Cách 2: Lô hội sau khi mua về đem lọc lấy phần gel rồi rửa qua với nước để bỏ bớt mủ. Thái gel lô hội thành miếng nhỏ rồi đem nấu chung với đường phèn. Chia lượng nước thu được thành 3 phần để sử dụng trong ngày. Nên ăn cả nước lẫn cải để mang lại hiệu quả tốt nhất.