Âm nhạc là một trong những điều thần kỳ và bí ẩn trên thế giới này. Nhờ có âm nhạc con người có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, nó ẩn chứa sức mạnh rất lớn. Âm nhạc còn là một công cụ truyền đạt tâm tư tình cảm tốt nhất vừa tinh tế lại vừa phong phú. Tháng 11 này có ngày lễ kỷ niệm và tri ân những thầy cô-người đã truyền đạt lại tri thức cho chúng ta. Vì vậy mà chương trình “sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” rất được hưởng ứng. Rất nhiều các tác phẩm xuất sắc được gửi về chương trình. Và thật khó khăn khi phải chọn ra được một tác phẩm tốt nhất trong số đó.
Cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường”
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nhạc sĩ đã tham gia cuộc thi. Theo Thứ trưởng, cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” là hoạt động thiết thực. Góp phần tạo môi trường, điều kiện cho các tác giả, nhạc sỹ tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mới về thầy cô, mái trường. Đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào văn nghệ trong các nhà trường, ngành giáo dục.

“Đây là cuộc thi giàu hình tượng cảm xúc về hình ảnh người thầy. Thể hiện được giá trị giáo dục và tính nhân văn cao. Ngay tên gọi cuộc thi cũng đã thể hiện được vai trò của người thầy đối với các em học sinh, với nền giáo dục. Thầy cô và mái trường – nơi đã gắn bó rất nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.”
Giải thưởng của chương trình
Từ hơn 400 tác phẩm dự thi, ban tổ chức đã lựa chọn 30 tác phẩm để trao giải. Gồm hai giải nhất, 4 giải nhì, 8 giải ba và 16 giải khuyến khích. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức trao giải cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường.”
Theo đó, hai giải nhất thuộc về các tác phẩm “Em là cô giáo vùng cao”. (Tác giả là nhạc sỹ Đào Hữu Thi, quận Long Biên, Hà Nội). “Tình cô” (nhạc Kiều Tấn Minh, thơ: Phạm Bạch Trúc, Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh).
Giải nhì thuộc về các tác phẩm “Em đi gieo mùa xuân đất nước” (tác giả Đặng Hoàng Long, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội), “Bài ca về mái trường” (tác giả Nguyễn Ngọc Thịnh, Hội Nhạc sỹ Việt Nam), “Hạnh phúc của em” (tác giả Trần Thị Hường, Giáo viên Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, Di Linh, Lâm Đồng) và tác phẩm “Trở lại mái trường xưa” (tác giả Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An).

Nghệ sỹ nhân dân, nhạc sỹ Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Trưởng ban Giám khảo, cho biết thông tin về chương trình. Sau khi phát động, chỉ trong thời gian ngắn, cuộc thi nhận được sự hưởng ứng đông đảo. Có sự tham gia của các nhạc sỹ chuyên và không chuyên nghiệp trong cả nước.
Đề tài của “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường”
Có nhiều tác phẩm về ký ức, thầy cô trong giai đoạn đi học của những người đã trưởng thành. Đó là sự biết ơn sâu sắc, chắt chiu về ca từ, giai điệu âm nhạc. Nhiều nhạc sỹ đã lấy chất liệu âm nhạc dân gian để viết những tác phẩm bám sát cuộc sống. Từ miền núi, cao nguyên tới đồng bằng mang những sắc thái riêng. Tất cả tác phẩm tham dự đều có sự tìm tòi sáng tạo với ngôn ngữ âm nhạc rất chuyên nghiệp, dàn dựng tốt.
“Đề tài về thầy cô và mái trường luôn là động lực, nguồn cảm hứng cho sáng tạo. Kết quả cuộc vận động đã là nhiều tác phẩm tốt cho công chúng, cho sự nghiệp giáo dục. Hình ảnh thầy cô luôn đẹp trong cuộc sống, trong ý nghĩ của mỗi chúng ta qua âm nhạc là nhịp cầu”. Ong Phạm Ngọc Khôi chia sẻ
Tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn gửi lời cảm ơn trân trọng đến các tác giả, các nhạc sỹ đã tham gia cuộc thi, đội ngũ ban giám khảo. Mọi người đã làm việc công tâm, trách nhiệm đồng thời chúc mừng các tác giả đoạt giải.
Thứ trưởng nhận định cuộc thi là hoạt động thiết thực. Nó góp phần tạo môi trường, điều kiện cho các tác giả, nhạc sỹ tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mới về thầy cô, mái trường. Đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào văn nghệ trong các nhà trường, ngành giáo dục.