Giữa các cặp đôi, bất đồng là điều rất khó tránh khỏi, kể cả những cặp vợ chồng đã sống bên nhau lâu dài. Sau mỗi lần tranh cãi là sự ủ rũ và buồn rầu. Vậy thì tại sao không thử cố gắng nhường nhau một chút. Như thế thì những chuyện không đáng chẳng có cơ hội để xảy ra nữa. Vợ chống nên thảo luận để biết và tôn trọng những quan điểm cá nhân của bạn đời. Đồng thời nên suy nghĩ tích cực theo hướng, sau những lúc không hòa hợp ấy, hai người càng hiểu nhau hơn, để thông cảm và yêu thương nhau hơn. Dưới đây là mẹo cư xử bạn biết để tránh hiểu lầm cùng tổn thương bạn đời, tổng hợp của qdxinc.com.
Chấm dứt tranh cãi bằng sự kỳ diệu của hai chữ “xin lỗi”
Tranh cãi không chỉ ảnh hưởng và gây tổn thương đến mối quan hệ của bạn. Mà còn gây nên tình trạng huyết áp cao, giảm khả năng kháng thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo ông Don Gabor, tác giả quyển sách Speaking Your Mind 101 Difficult Situations. “Tranh cãi thường diễn ra lâu hơn so với dự kiến, do chẳng ai trong hai người chịu lùi bước trước”.
Chỉ cần bạn thốt ra hai từ này, tình hình sẽ dịu đi hẳn. Đối phương sẽ kiềm chế được thái độ và có một cảm giác dễ chịu ngay tức thì. Nhưng nếu như bạn vẫn chưa cảm thấy đó là lỗi của bạn, bạn có thể nói rằng. “Tôi rất tiếc vì chúng ta đã tranh cãi”.
Thiết lập lại mối quan hệ bằng cử chỉ gần gũi, thân tình
Buông lời chỉ trích, xúc phạm hay nhục mạ người ấy. Không giúp ích gì ngoài việc làm trầm trọng tình hình hơn. Đặc biệt là khi bạn cố tình là người phát ngôn những điều khó nghe đó. Đừng quy chụp bản chất của họ. Việc đay nghiến, chỉ trích sẽ hình thành. Một khoảng cách vô hình giữa hai người. Để rồi sau trận cãi nhau ấy các bạn rất khó hòa hợp trở lại.
Bạn hãy bắt tay hay vỗ vai đối phương làm huề. Đây là hành động mang tính chất hoà giải. Đồng thời cũng nói lên rằng bạn kính trọng anh ta hay cô ta và quan tâm đến những cảm giác, cả hai đã bị tổn thương. Trong một số trường hợp, lời nói không đủ để diễn tả hết tâm trạng và ý muốn của mình. Một hành động chân tình cũng có thể giải toả được phần nào.
Chấm dứt tranh cãi bằng 1 nụ cười
Bạn nên hiểu rằng, sự lạnh nhạt, vô tâm của bạn đôi lúc sẽ làm cho mọi việc càng trở nên thậm tệ. Mâu thuẫn càng sẽ tăng cao hoặc thậm chí nó còn có thể là “vũ khí”. Giết chết đi mối quan hệ tình cảm của bạn. Đôi lúc sự yêu thương và quan tâm của bạn dành cho đối phương. Sẽ khiến cho không khí giữa cả hai giảm bớt sự căng thẳng. “Nửa kia” cũng cảm thấy thoải mái và tích cực hơn.
Nụ cười giúp giải quyết được mọi tình huống dẫu có “lâm ly” nhất trong các cuộc tranh cãi. Làm mềm đi những cảm giác bị tổn thương và thiết lập lại được các mối quan hệ. Nụ cười thật sự là một liều thuốc an thần, làm giảm nhịp đập của tim. Huyết áp cao và ngay cả giúp cơ thể hạn chế sự sản sinh các hocmone gây stress. Vì vậy, để không khí giữa hai người bớt căng thẳng. Bạn có thể kể một câu chuyện cười hay nhắc lại những khoảnh khắc buồn cười, thú vị giữa hai người trước kia.
Tặng một món quà nhỏ mà đối phương yêu thích
Tặng quà cho nhau như là một dấu hiệu cho biết. Mối quan hệ của bạn đã được khôi phục và trở lại như cũ. Món quà ở đây không phải là một món quà đắt tiền. Mà có thể chỉ là một món ăn hay bánh ngọt mà đối phương yêu thích. Một hành động tử tế, một cử chỉ thân thiện mang lại hiệu quả cao hơn là những lời nói suông. Nó cũng bao hàm cả ý nghĩa về việc “tôi xin lỗi về việc vừa rồi”. Hay “tôi đã tha thứ hết rồi, hãy quên đi”
Đừng phá vỡ những thói quen cũ hàng ngày của bạn
Chẳng hạn như thói quen hàng ngày của bạn là gọi điện thoại hỏi thăm chồng/vợ bạn hoặc hôn từ biệt trước khi đi làm…Bạn hãy nhanh chóng quay lại với những thói quen này. Như vậy mới cho thấy rằng tình cảm của hai người vẫn như cũ. Không có gì thay đổi những thói quen như chưa có gì trầm trọng xảy ra. Làm sứt mẻ tình cảm hai người. Những hành động nhỏ nhặt này nhưng tác động rất lớn về mặt tình cảm hai người. Nhất là sau một trận tranh cãi. Nó sẽ tạo ra sự thoải mái yên bình, và cảm giác bình an cho cả hai.