Khi bị cảm cúm, hầu hết mọi người đều cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tai biến, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tránh những sai sót trong chế độ ăn uống khi bị cảm cúm đóng vai trò rất quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Nếu bị cảm, bạn cần tránh những thực phẩm sau. Vì chúng làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Sau đây là những thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm.
Đồ ngọt
Irvin Sulapas, một trợ lý giáo sư về y học thể thao tại Khoa Y học Gia đình & Cộng đồng của Đại học Y Baylor ở Houston, Texas, Hoa Kỳ cho biết: “Ăn nhiều đường có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Lượng đường tăng lên có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, có thể tạo ra tình trạng viêm trong cơ thể. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ đồ ngọt cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
Rượu
Giống như đường, rượu cũng gây viêm và làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Đồng thời làm mất nước cơ thể. Tiến sĩ Sulapas nói rằng hydrat hóa là chìa khóa quan trọng khi bạn bị ốm, vì nó giúp thận thực hiện công việc lọc chất thải ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi nhanh chóng hơn. Thay vì uống rượu, hãy chọn nước lọc cho đến khi bạn bình phục.
Thức ăn cay
Tiến sĩ Sulapas nói: Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc các triệu chứng đường hô hấp. Bạn vẫn có thể ăn các thực phẩm cay vì chúng có thể giúp làm sạch đường mũi nhờ thành phần capsaicin. Nhưng nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, hãy tránh xa những thứ quá cay nóng. Vì nó có thể làm cho cơn đau dạ dày vốn đã khó chịu trở nên tồi tệ hơn.
Trái cây có múi
Trái cây họ cam quýt, bao gồm cam, bưởi và chanh. Có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, tốt nhất nên tránh xa những loại quả này cho đến khi dạ dày bình thường trở lại. Tiến sĩ Sulapas khuyên bạn nên bổ sung vitamin C không kê đơn thay vì gây nguy cơ đau dạ dày bởi trái cây chua.
Đồ uống có caffein
Giống như rượu, đồ uống có chứa caffein như cà phê; trà và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Tiến sĩ Sulapas giải thích, vì caffeine là một chất lợi tiểu. Nó làm giảm mức độ hydrat hóa, điều này làm chậm thời gian hồi phục của bạn. Ngoài ra, hầu hết các loại đồ uống này chứa đường gây viêm, khiến việc chống lại nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Thực phẩm giàu protein
Việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị cảm cúm là điều quan trọng. Tuy nhiên cần đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa. Thực phẩm giàu protein (trứng, tôm, cua, cá…) khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng; tác động tiêu cực đến việc hạ sốt.
Nước giải khát, và nước ép trái cây
Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao, cản trở hệ thống miễn dịch.
Thức ăn nhiều muối
Khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối. Như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng, chống lại cảm cúm.