Nuôi dạy con là cả một hành trình vất vả với các bậc phụ huynh. Trong những năm tháng đầu đời, để dạy trẻ làm theo những khuôn phép theo tính kỷ luật là không hề đơn giản. Trẻ ở độ tuổi này thích tự do làm theo những gì chúng muốn. Khi cha mẹ càng ép chúng phải làm gì đó thì chúng càng có xu hướng chống đối lại. Cách tốt nhất để trẻ rèn luyện tính kỷ luật là để trẻ tự nhận ra điều đó một cách hoàn toàn tự nhiên. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mách bạn một số phương pháp rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ hiệu quả.
Trẻ em cần kỷ luật để giúp chúng bây giờ và trong cả tương lai khi đã trưởng thành. Chúng sẽ phát triển ý thức đúng sai với sự kỷ luật tại nhà. Điều này sẽ đóng vai trò chính trong sự phát triển và hình thành đạo đức của chúng.
Kỷ luật giúp chúng hiểu được hành vi này có được chấp nhận hay không. Chúng cũng sẽ học được cách tôn trọng người lớn hơn khi kỷ luật được thực hiện công bằng và xuất phát từ tình yêu của cha mẹ. Nếu chúng không thể học được cách tôn trọng người lớn hơn khi ở nhà thì điều đó hẳn là gây bất lợi cho tương lai của chúng.
Liệu chúng sẽ lắng nghe sếp của chúng hay tôn trọng người lớn hơn không? Phần lớn sự phát triển của chúng về sự tôn trọng với các nhân vật có thẩm quyền có sự tương quan trực tiếp với cách kỷ luật chúng khi ở nhà.
Có hay không sự kỷ luật và sự trừng trị trong nhà hay các quy tắc lỏng lẻo và những điều không biết? Chúng sẽ phát triển một nhân cách tốt với sự tôn trọng dành cho những người lớn hơn khi sự kỷ luật được thực hiện chính xác trong nhà với các quy tắc và kết quả rõ ràng.
Điều này lại một lần nữa chứng minh sự kỷ luật không quá khắc nghiệt (ví dụ như thét lên và la hét), không bao gồm sự lợi dụng và không bao giờ được thực hiện khi cha mẹ đang trong cơn thịnh nộ.
Làm thế nào để rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ?
Đặt ra một quy chuẩn về cư xử
Hãy thử suy nghĩ về một lỗi lầm gần đây nhất của bé, và cách bạn phản ứng. Bạn có thường nói với con rằng “Con không được làm như vậy, làm như vậy là không tốt”? Nếu đúng như vậy, bạn cần điều chỉnh lại cách nói của mình một chút.
Thay vì chỉ nói “không nên”, “đừng”, hãy đưa ra một giới hạn cụ thể, một quy chuẩn cho bé. Ví dụ, cậu nhóc đang chơi cây kiếm đồ chơi và có vẻ rất say mê món đồ chơi này. Thế rồi, cậu nhóc dùng cây kiếm và đánh thật mạnh vào lưng chị. Trong tình huống này, bạn thông thường sẽ chạy đến và la cậu bé thật nặng. Bạn nặng lời bảo “Con không bao giờ được đánh chị”. Hoặc thậm chí, bạn còn đánh con nữa. Cách thông minh hơn là hãy dạy cho con cách cư xử thật tử tế. Hãy yêu cầu con xin lỗi chị, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Hãy chỉ cho cho bé cách thể hiện sự hối lỗi. Đơn giản như ôm chị thật chặt và chân thành nói lời xin lỗi.
Nếu bé cứng đầu không làm theo, hãy phạt bé đứng vào góc. Không được nói chuyện với ba mẹ, cũng không ai nói chuyện cùng trong một khoảng thời gian.
Hiểu rõ và nhanh chóng ngăn chặn những sở thích kì lạ của trẻ
Những cách cư xử sai lệch, những trò chơi kì quặc của bé có thể bị kích thích từ những vật dụng xung quanh. Biết được những “yếu tố kích thích” sự quấy rối của bé có thể giúp bạn đề phòng hoặc chuẩn bị trước.
Ví dụ một trường hợp cụ thể, các cô cậu nhóc thường rất thích đi vào nhà tắm hoặc nhà vệ sinh để nghịch nước. Nghịch nước trong xô, tự ý xả nước vào đầy xô sẽ làm cho các bé cảm thấy hào hứng. Còn ba mẹ thì rất lo con bị té ngã, bị ngộp nước. Bé có thể cố ý đưa mặt vào nước mà không biết hậu quả nguy hiểm của hành động ấy. Ba mẹ, nếu đã quá hiểu sở thích “vào nhà vệ sinh” của bé, sẽ ghi nhớ đóng kín cửa nhà vệ sinh mỗi khi sử dụng xong.
Hoặc nếu bạn biết bé thích nghịch những loại chai lọ trong nhà bếp, bạn sẽ cất ở tủ cao hơn, tránh xa tầm với của bé.
Cách tốt nhất là ngăn chặn “nguy cơ” kích thích những trò quái đản của bé, trước khi chúng có cơ hội thực hiện.
Hành động thống nhất
Từ 2 – 3 tuổi, trí não của bé đặc biệt làm việc chăm chỉ. Trẻ sẽ thấu hiểu những cách ứng xử của những người xung quanh tác động vào mình, đặc biệt là ba mẹ và các thành viên trong gia đình. Nếu bạn không hành động và cư xử một cách thống nhất, bé sẽ bối rối. Bé sẽ không hiểu nên hành động như thế nào mới đúng.
Nếu lần đầu bạn cấm bé không chơi banh trong phòng khách, nhưng những lần sau bạn lại không cấm, điều đó khiến cho bé không xác định được việc đó là nên hay không. Từ đó dẫn đến việc, bé sẽ tự làm theo ý mình.
Nếu bạn luôn cư xử theo một cách thống nhất, “trước sau như một”, bé có thể học được bài học sau 4 – 5 lần bạn thể hiện điều đó. Mà ba mẹ cần ghi nhớ, những cô cậu bé ở độ tuổi từ 2 – 3 thường tỏ ra đáng yêu, nũng nịu. Mục đích của chúng để làm ba mẹ bị xao nhãng. Vì vậy, ba mẹ cũng cần phải thật kiên định và thống nhất. Không để những hành động dễ thương của tụi nhóc làm mình lung lay.
Kiềm chế sự nóng giận và cơn giận dữ của bạn
Thật khó để ba mẹ có thể giữ bình tĩnh khi các con nghịch phá. Nhất là khi chúng làm vấy bẩn đầy người, và làm bẩn đầy nhà. Nhưng giữ bình tĩnh là việc làm cần thiết. Bởi nếu bạn thể hiện sự giận dữ thông qua những lời la mắng hay đánh đập con, những điều bạn dạy con sẽ không được truyền đến bé một cách nguyên vẹn. Bọn nhóc sẽ chỉ tập trung vào cơn giận dữ và sự nóng giận của bạn. Khi đó chúng sẽ không lắng nghe những điều mà bạn muốn dạy con.