Khi bắt đầu hình thành nhận thức và cá tính riêng, trẻ thường có xu hướng từ chối yêu cầu của cha mẹ hoặc thậm chí là cãi lại. Hành động này của trẻ đơn thuần chỉ để thể hiện cảm xúc của chúng mà thôi. Tuy nhiên nếu ngay từ đầu cha mẹ không giải thích và phân tích cho trẻ hiểu cái sai của hành động đó thì dần dần đó sẽ thành thói quen của trẻ. Việc quan trọng nhất là cần tìm ra nguyên nhân và cách tiếp cận để rèn luyện cho trẻ không cãi lại người lớn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết vấn đề này trong quá trình nuôi dạy con lớn khôn.
Giữ thái độ bình tĩnh trước phản ứng của trẻ
Thái độ của bạn khi đối diện với những hành động cãi lại hay những cái lắc đầu từ chối của con trẻ rất là quan trọng. Nếu bạn tỏ rõ sự cương quyết của mình hay tỏ ra giận dữ với hành động của con, trẻ sẽ có 2 thái độ phản ứng khác nhau. 1 là tỏ ra sợ sệt, cảm thấy bị ủy khuất, 2 là trẻ sẽ phản ứng dữ dội hơn. Do đó, đừng dùng những khẩu ngữ ra lệnh như “không được, không nên, dừng ngay…” với con. Hãy thay thế bằng những lời nói mang tính cảnh báo cao như “nóng đó con, đau đó con…”. Phải để trẻ hiểu rõ hành động đó của mình sẽ gặp phải hậu quả như thế nào.
Hãy xây dựng thêm tình huống hoặc gợi ý thêm cho con trẻ một lựa chọn khác nữa để tránh trường hợp trẻ sẽ phản nói hay lại nói không với bạn. Thường xuyên dẫn trẻ đến nhiều nơi vui chơi khác nhau, tham gia nhiều trò chơi khác nhau. Như thế trẻ mới cảm nhận được hết những niềm vui từ trò chơi mang lại. Không nên để trẻ chỉ thích đến 1 nơi hay chơi 1 trò chơi duy nhất.
Cho trẻ được tự do khám phá thế giới bên ngoài
Không nên cô lập con trẻ hay quá bao bọc trong vòng tay của bạn. Bởi như thế bạn sẽ hạn chế mặt sống tinh thần của con. Trẻ sẽ không hiểu thêm nhiều kiến thức ngoài đời hay nhận thức được thêm nhiều điều thú vị khác.
Dù chưa trưởng thành hay bị ảnh hưởng đến nhiều yếu tố sống khác, song trẻ vẫn thích được đi mua sắm tại những siêu thị hay cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm cho bé và mẹ. Trẻ vẫn thích được ngắm nhìn nhiều món đồ chơi mới lạ và nói cho bố mẹ hay rằng một đứa bạn khác trong lớp cũng có món đồ chơi này. 1 – 2 tiếng là thời gian lý tưởng để bạn cùng trẻ đi dạo vui vẻ và mua sắm. Đây cũng là cách để bạn làm phân tâm trẻ mỗi khi bé con nhà bạn có biểu hiện phản đối hay sắp rơi vào tình huống khiến bạn khó xử.
Bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt
Hãy bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt không đáng của trẻ. Nếu như trẻ thích được đi dưới mưa, thích làm vũng nước văng tung tóe trên mặt đường hay chỉ đơn giản là muốn mặc chiếc áo có in hình chú gấu nào đó mà trẻ yêu thích…thì tại sao bạn lại có thể từ chối yêu cầu quá dễ thương này của trẻ.
Cần xem vấn đề này là một tín hiệu tích cực cho thấy con mình đang lớn và phát triển bình thường. Có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột nhưng không hẳn tất cả đều mang nghĩa xấu. Nghệ thuật làm cha mẹ là hiểu được động lực chính của tuổi dậy thì. Hãy học cách tránh né những cơn giận dữ không cần thiết.
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Ngoài những yêu cầu nêu trên, trong quá trình nuôi dạy con của mỗi bố mẹ, nếu muốn con trẻ của mình luôn cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ không gì ngoài cách bạn trao đổi với con trẻ nhiều hơn. Hãy nói chuyện và tâm sự với con trẻ nhiều hơn. Mỗi khi trẻ làm điều đúng, hãy ôm và mỉm cười nói câu khen ngợi với con. Mỗi khi trẻ làm sai, nếu là lỗi nhỏ không đáng, đừng nên vội vàng nóng giận. Cũng đừng nghĩ đến chuyện lập tức kỷ luật con trẻ để lần sau không tái phạm. Trẻ con cũng có lòng tự trọng, tự ái. Chúng là một cá nhân hoàn toàn độc lập về suy nghĩ. Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu hết được trẻ đang suy nghĩ điều gì trong cái đầu non nớt này.
Không áp đặt
Khi bé con bắt đầu “cãi lại” bố mẹ, đó không chỉ là dấu hiệu “bướng” hay “hư” như các bậc phụ huynh thường nghĩ. Đó còn là dấu hiệu của sự trưởng thành. Bé con của bạn bắt đầu biết suy nghĩ độc lập, biết liên kết những điều bố mẹ nói, những nguyên tắc bố mẹ đặt ra với hiện thực, biết bắt chước các bạn, biết đòi hỏi những điều “đúng, sai” một cách rõ ràng, cứng nhắc, và logic. Vậy, thay vì bực bội, điên tiết lên, bạn hãy… lấy làm vui mừng. Và từ đó, hãy cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói. Hãy chú ý sao cho lời nói và việc làm của bạn “khớp” với nhau.
Muốn con ít có “điều kiện” cãi bướng, việc quan trọng nhất là bố mẹ điều chỉnh hành vi đối xử của mình với con. Không quát nạt, áp đặt, bắt chúng coi ý kiến của bố mẹ là nhất, là không thể cãi lại. Hãy cho bé con có được “quyền tham gia”.
Do đó, mỗi khi tặng quà cho con món đồ chơi mới nào, hãy hỏi xem con có thích không. Từ đó hòa nhập vào suy nghĩ của con. Tuyệt đối không nên đặt một thước đo hay ngưỡng cửa nào muốn trẻ phải như thế này, như thế kia hay phải đạt được gì…